Thống kê Thị_trấn_(Việt_Nam)

Tỉnh có nhiều thị trấn nhất là Thanh Hóa với 28 thị trấn, tiếp theo là thành phố Hà Nội với 21 thị trấn. Tỉnh Ninh Thuận có 3 thị trấn còn thành phố Đà Nẵng là đơn vị hành chính cấp tỉnh duy nhất không có thị trấn nào.[1]

Tính đến ngày 22 tháng 4 năm 2020, Việt Nam có 10.614 đơn vị hành chính cấp xã (gồm xã, phường, thị trấn) trong đó có 605 thị trấn.

Bản đồ vị trí của 605 thị trấn tại Việt Nam

Danh sách các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xếp theo số lượng thị trấn:

  1. Thanh Hóa (28 thị trấn)
  2. Hà Nội (21 thị trấn)
  3. Nghệ An (17 thị trấn)
  4. An Giang, Nam Định, Vĩnh Phúc (16 thị trấn)
  5. Bắc Giang, Long An (15 thị trấn)
  6. Cao Bằng, Gia Lai, Lạng Sơn (14 thị trấn)
  7. Hà Giang, Hà Tĩnh, Lâm Đồng, Quảng Nam (13 thị trấn)
  8. Bình Thuận, Đắk Lắk, Kiên Giang, Sóc Trăng (12 thị trấn)
  9. Hậu Giang, Phú Thọ, Quảng Trị (11 thị trấn)
  10. Bình Định, Hải Dương, Hải Phòng, Hòa Bình, Trà Vinh, Yên Bái (10 thị trấn)
  11. Cà Mau, Đồng Tháp, Lào Cai, Sơn La, Thái Bình, Thái Nguyên (9 thị trấn)
  12. Đồng Nai, Hưng Yên, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Thừa Thiên - Huế (8 thị trấn)
  13. Bến Tre, Kon Tum, Lai Châu, Ninh Bình, Quảng Ninh, Tiền Giang (7 thị trấn)
  14. Bà Rịa - Vũng Tàu, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Bình Phước, Hà Nam, Khánh Hòa, Phú Yên, Tây Ninh, Vĩnh Long (6 thị trấn)
  15. Bạc Liêu, Cần Thơ, Đắk Nông, Điện Biên, Tp. Hồ Chí Minh (5 thị trấn)
  16. Bình Dương, Tuyên Quang (4 thị trấn)
  17. Ninh Thuận (3 thị trấn)
  18. Đà Nẵng (không có thị trấn nào).

Hiện nay, cả nước có:

Thông thường tên các thị trấn thường có 2 âm tiết, nhưng có một số thị trấn mà tên gọi chỉ có 1 âm tiết, chủ yếu tập trung ở vùng Đồng bằng sông Hồng:

Thị trấn có diện tích lớn nhất: thị trấn Thạnh Mỹ (huyện Nam Giang) với 206,58 km².

Thị trấn có diện tích nhỏ nhất: thị trấn Trường Sa (huyện Trường Sa) với 0,15 km².